Nói một cách ngắn gọn và dễ hiểu, tất cả các sản phẩm tẩy rửa nếu có mặt của phản ứng xà phòng hoá ở đó thì được gọi là xà phòng (soap), còn những thứ còn lại được gọi là syndet. Riêng chất tạo bọt từ bồ hòn, bồ kết thì được gọi là chất tẩy rửa tự nhiên. Tức là ở đây chúng ta sẽ có 2 nhóm gồm chất tẩy rửa thiên nhiên là xà phòng, các và chất tẩy rửa tổng hợp. Và bản chất của 3 nhóm này đều là chất tẩy rửa.
1. Syndet là chất tẩy rửa mà có lẽ chúng ta sẽ rất là quen thuộc trong đời sống hiện nay, nó có mặt trong hầu hết tất cả những sản phẩm tẩy rửa từ cơ thể tới nhà cửa thường thuộc họ sunfat, có nguồn gốc từ chất béo được xử lí hoặc từ sản phẩm dầu mỏ. Những cái tên quen thuộc sau:
- Nhóm chất tạo bọt từ dầu mỏ: Sodium Lauryl Sulfate (SLS) , Sodium Laureth Sulfate (SLES),… Đây là nhóm chất có độ tẩy mạnh và đang được gây tranh cãi nhiều. Chúng ta sẽ bắt gặp nó trong hầu hết các sản phẩm tẩy rửa công nghiệp vì nó rẻ và làm sạch hiệu quả. Chính vì làm sạch mạnh nên nó lấy đi hết lớp màn acid bảo vệ da dẫn đến gây kích ứng cho da. Bên cạnh đó sau khi tẩy đi thì được bổ sung lại những chất giữ ẩm như glycerin, các hoạt chất B5, vitamin E,… Dần dần cơ thể mình quên mất đi cơ chế tự cân bằng vì bị phụ thuộc vào nó, dẫn đến sức khoẻ làn da không được tốt, các bệnh liên quan đến da như viêm da, viêm lỗ chân lông, vẩy nến,…
- Nhóm chất tạo bọt có nguồn gốc từ dầu thực vật qua quá trình xử lí: Sodium Cocoyl isethionate (SCI), decyl glucoside, cocoglucoside, cocamindopropyl betaine (CAPB), sodium methyl cocoyl taurate (SMCT), Sodium coco Sulfate (SCS), Lauryl Glucoside, …. Đây là những chất tạo bọt mang tính an toàn, dịu nhẹ hơn so với nhóm chất trên nhưng mình vẫn xếp nó vào nhóm chất tẩy rửa tổng hợp vì vẫn phải qua một công đoạn xử lí. Thỉnh thoảng trong một vài sản phẩm mình vẫn có dùng những chất tẩy rửa này vì nó phù hợp với số đông mọi người khi làm dầu gội, bởi vì sự tiện dụng và hiệu ứng của nó sau khi gội và không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để dùng một cái gì đó hoàn toàn tự nhiên và chờ đợi trong một thời gian để cơ thể tập quen dần.
2. Soap, hay được gọi là xà phòng, mình sẽ xếp nó vào nhóm chất tẩy rửa tự nhiên. Sở dĩ để tạo ra được nó từ chất béo thực vật hay cũng có thể là động vật (mỡ heo, mỡ bò,…) thì nó cần xảy ra phản ứng xà phòng hoá mới tạo nên một chất tẩy rửa tự nhiên. Và người làm ra nó sẽ tính toán công thức làm sao sau khi phản ứng hết thì lượng bazo sẽ không còn nữa, hay mục đích của nó là dành cho da gì, đó là lí do vì sao cũng là xà phòng thủ công mà mỗi loại xà bông của Bèo Tấm lại cho ra loại bọt, cảm giác trên da cũng khác nhau. Vì sao có loại thì xà phòng cứng, có loại lại mềm, có loại bọt nhiều, bọt to mà có loại bọt mịn,… Với dòng này thì sản phẩm phổ biến mà chúng ta thường thấy là bánh xà phòng và xà phòng lỏng ( Các dòng sữa tắm tinh dầu của Bèo Tấm được mình làm từ nền của xà phòng lỏng). 3Đối với nhóm chất tẩy rửa tự nhiên từ bồ kết, bồ hòn thì thứ mang lại bọt và làm sạch đó chính là thành phần saponin, khi hoà tan vào nước nó có tác dụng làm sạch bề mặt. Thì với nhóm này nó có chức năng tương tự như xà phòng.
3. Cách nhận biết đâu là sản phẩm được làm từ chất tẩy rửa tự nhiên hay soap với chất tẩy rửa tổng hợp:
- Đọc bảng thành phần: khi bảng thành phần có một list danh sách các loại dầu thực vật hay chất béo động vật kèm xút, hay NaOH, KOH, hoặc được viết tên tiếng anh như Lye, Sodium Hydroxide, Potasium Hydroxide, hoặc có chữ “Saponification from + tên các loại dầu thực vật” hoặc bắt đầu Sodium kèm với một góc của các acid béo có trong dầu thực vật như lauric, palmitic, stearic, myristic,… còn lại là tẩy rửa tổng hợp.
- Đo độ pH: với các sản phẩm là sự kết hợp của các chất tẩy rửa tổng hợp thì thường đa số người ta đã chỉnh sửa độ pH cho phù hợp với “khái niệm pH làn da” (cái này mình sẽ có bài nói về pH để mọi người có cái nhìn đúng đắn về nó) tầm 5 – 6.5. Còn với riêng xà phòng thì pH luôn >7 và riêng xà phòng lỏng pH sẽ có thể làm được bằng 7 (xà phòng lỏng của Bèo Tấm đạt được điều này). Nếu để làm giảm độ pH cho xà phòng thủ công xuống mức acid thì là điều không thể, bởi vì bản chất nó là một muối bazo nên khi đưa một acid vào thì nó sẽ phản ứng với acid mới để tạo thành một muối khác, từ đó làm giảm tính làm sạch của xà phòng đi. Nếu ai đó cam kết xà phòng thủ công dạng bánh của họ có pH cân bằng thì hoặc người đó không hiểu được bản chất của xà phòng, hoặc người đó cố tình đánh tráo thông tin.
- Cảm giác sau khi dùng.
+ Đối với chất tẩy rửa tự nhiên, sau khi rửa bạn sẽ cảm giác được sự sạch sẽ ở đó, da khô thoáng không có một lớp màng nào bám lại trên da cả. Nhưng sau tầm 5 tới 10 phút thì da bạn sẽ mềm mại trở lại vì lúc này da của bạn sẽ tự cân bằng bằng cơ chế tự nhiên. Nên có nhiều bạn đang dùng sữa tắm công nghiệp chuyển qua xà phòng thì thấy hơi lạ vì sự thông thoáng này nên cũng hơi e dè nếu như không hiểu cơ chế hoạt động trước đó của nó.
+ Đối với chất tẩy rửa tổng hợp thì bạn sẽ cảm thấy có một cảm giác là có lớp màng ở trên da, có nhiều loại sữa tắm trên thị trường còn mang lại cảm giác nhớt nhớt trên da vì lớp silicon để lại nhằm mục đích tạo cảm giác ảo cho người dùng về việc một làn da mịn màng, lớp silicon này làm cho lỗ chân lông bị tắt nghẽn không thở được, da cũng không tự điều tiết để cân bằng lớp acid dẫn tới tình trạng viêm da, viêm lỗ chân lông,…
Đây là những kiến thức đúc rút từ thực tế và qua sự học hỏi, thử nghiệm của mình gửi đến các bạn để chúng ta có được những hiểu biết đúng về bản chất của các phương pháp làm sạch, từ đó đưa ra được lựa chọn đúng đắn cho mình.